Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

2.3.2. Sử dụng bê tông cốt sợi thép trong việc sửa chữa và gia cố cô

- Khả năng chống va chạm và chống phả hủy bề mặt cao giúp bảo vệ đá khỏi ảnh hưởng của nước mưa, lũ đồng thời tăng tính liền khối và giảm sự phong hóa của đá. 
2.3.2. Sử dụng bê tông cốt sợi thép  trong việc sửa chữa và gia cố côĐể có thêm thông tin về các dịch vụ nâng ngựcnâng mũivá màng trinhthẩm mỹ vùng kínthẩm mỹ môithẩm mỹ mắtthẩm mỹ khuôn mặtthu hẹp âm đạo…  và được tư vấn cụ thể về các dịch vụ xin quý khách hàng liên hệ tại đây.
Mọi công trình đều chịu tác động của điều kiện môt trường và các tác nhân bên ngoài như:
- Tác động cơ học tự nhiên
- Tuổi thọ công trình
- Điều kiện môi trường
- Điều kiện sử dụng thay đổi dẫn đến thay đổi về tải trọng công trình dẫn đến công trình bị phá hoại và hư hỏng
Bê tông cốt sợi thép đặc biệt phù hợp cho công việc duy tu và sửa chữa các công trình. Có thể ứng dụng dưới hai dạng:
- Bê tông phun
- Bê tông thông thường.
Bê tông phun có ưu điểm về chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo tốc độ phụt cao, dễ an toàn trong thi công.
Đồng thời bê tông cốt sợi thép cũng có thể dùng kết hợp với bê tông cốt thép thông thường để duy tu, sửa chữa trong trường hợp cần thiết. Loại vật liệu này vừa mang tính chất của bê tông cốt thép thông thường, tức là vật liệu có cốt, đồng thời lại có những tính chất rất đặc biệt và dễ dàng sử dụng trong quá trình duy tu và sửa chữa và giúp cho công việc này được thi công đơn giản hơn.
Với lý do đó, việc ứng dụng bê tông cốt sợi thép trong duy tu và sửa chữa sẽ giúp cho chất lượng công trình đảm bảo, giá thành công trình hạ (do biện pháp thi công đơn giản hơn rất nhiều)NHẬN XÉT – KẾT LUẬN
1. NHẬN XÉT
Việc bổ sung sợi thép vào trong bê tông có thể thay đổi tính chất của bê tông đáng kể khi chúng ảnh hưởng đến tính chất của bê tông cả khi còn trạng thái tươi lẫn trạng thái rắn. Quan trọng nhất là sự cải thiện tính chất của bê tông đóng rắn. Tuy nhiên, sự cải thiện đạt được khi sử dụng sợi thép đã kéo theo một số công việc bổ sung khi xử lý nó. Sự cải thiện hay thay đổi tính chất của bê tông bị ảnh hưởng bởi kiểu sợi, hình dạng sợi, hàm lượng sợi, sự định hướng sợi…
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng:
a) Kiểu sợi, hình dạng sợi
Các thí nghiệm đã cho thấy rằng: loại sợi thép có uốn cong hai đầu sẽ tốt hơn loại dẹt thẳng. Ngoài ra, loại sợi được uốn cong hai đầu phát huy tác dụng tốt hơn khi vết nứt xuất hiện, cường độ chịu uốn cũng tăng cao hơn loại sợi dẹt thẳng
b) Hàm lượng sợi
- Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi thép tăng không nhiều khi hàm lượng sợi tăng cao. Vì vậy, để tăng cường độ nén thì giải pháp dùng cốt sợi thép chưa phải là tối ưu.
- Cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông cốt sợi thép phụ thuộc rất nhiều vào kiểu sợi và hàm lượng sợi. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng sợi tăng lên thì khả năng chịu kéo khi uốn của mẫu thử cũng tăng đáng kể.
1.2. Những hiệu quả đem lại
a) Vết nứt:
Hiệu quả quan trọng nhất của sự tồn tại các sợi thép trong vật liệu này là chúng có thể điều khiển quá trình phát triển vết nứt.
Trong thí nghiệm, mẫu không có cốt sợi bị phá hủy rất nhanh sau khi tải trọng đạt tới trị số giới hạn. Còn đối với mẫu có cốt sợi, vết nứt hình thành chậm, mở rộng từ từ và không bị gãy rời.
b) Ứng suất uốn:
Giữa mẫu thông thường và mẫu có cốt sợi thép, bê tông cốt sợi thép có khả năng chịu uốn tốt hơn. Sự phá hủy của bê tông thông thường diễn ra rất đột ngột, tải trọng bé, trong khi đó, sự phá hủy của bê tông cốt sợi thép diễn ra chậm hơn rất nhiều, mẫu chỉ bị phá hoại từ từ.
2. KẾT LUẬN
Việc trộn các sợi thép nói riêng và các loại sợi nói chung vào bê tông thông thường đã gia tăng đáng kể ứng suất uốn của bê tông, có thể điều khiển được quá trình phát triển vết nứt. Các hiệu quả này phụ thuộc rất nhiều vào kiều sợi và hàm lượng sợi. Khi hàm lượng sợi càng tăng thì các hiệu quả càng cao.
Tuy nhiên, khi hàm lượng cốt sợi thép tăng lên, tính công tác của bê tông  đã bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho bê tông khó trộn hơn và khó đổ hơn. Dù vậy, vấn đề này có thể khắc phục bằng cách sử dụng loại phụ gia tăng dẻo mạnh hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về bê tông cốt sợi như:
- TS. Nguyễn Văn Chánh (Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh) - Bê tông chất lượng cao cốt sợi.
- NCS. Nguyễn Tiến Bình (Viện Khoa học Công nghệ xây dựng) - Bê tông chất lượng cao cốt sợi phân tán.
- NCS. Nguyễn Thanh Bình (Viện Khoa học Công nghệ xây dựng) - Bê tông chất lượng cao cốt sợi thép phân tán.
Tuy chỉ là những nghiên cứu ban đầu về bê tông cốt sợi nhưng nó cho thấy rằng việc ứng dụng bê tông cốt sợi vào thực tế ở Việt Nam sẽ sớm được tiến hành. Từ đó, mở ra một hướng đi mới cho ngành Xây Dựng ở ViệtĐể có thêm thông tin về các dịch vụ nâng ngựcnâng mũivá màng trinhthẩm mỹ vùng kínthẩm mỹ môithẩm mỹ mắtthẩm mỹ khuôn mặtthu hẹp âm đạo…  và được tư vấn cụ thể về các dịch vụ xin quý khách hàng liên hệ tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét